Dầu thủy lực có chức năng bôi trơn, chống gỉ sét, truyền áp lực, chống mài mòn, và làm mát bơm và hệ thống thủy lực … Việc thay dầu nhớt quá lâu khiến dầu bị thoái hóa và không có khả năng bảo vệ hệ thống gây hiện tượng bất thường và giảm công suất máy móc và động cơ. Do đó, để máy móc luôn duy trì ổn định và có khả năng được bảo vệ thì dầu nhớt cần phải được kiểm tra thường xuyên và thay định kỳ. Để tìm hiểu được nguyên nhân dầu máy bị nóng mời bạn đọc bài viết sau đây nhé.
Contents
Nguyên nhân làm cho dầu thủy lực bị nóng
Trong qua trình hoạt động của các thiệt bị máy móc, hệ thống thủy lực thường có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng dầu thủy lực bị nóng quá mức, sau đây Daunhotthaianhtai.com xin lọc một số nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này cho các bạn tham khảo nhé.
1. Hư hệ thống làm mát giải nhiệt dầu thủy lực :
Đối với các loại máy hoạt động có dầu thủy lực trong công nghiệp, trong xây dụng, hàng hải như: máy ép, máy ép nhôm, máy ép nhựa, máy chấn, máy dập, máy CNC, máy công cụ, xe cuốc, xe lu, cần cẩu, xe nâng, các van xã nước thủy điện, hệ thống nâng hạ trên tàu, ... Để cân bằng nhiệt lượng trong quá trình hoạt động bao giờ cũng có hệ thống làm mát dầu thủy lực. Như giải nhiệt dầu thủy lực bằng quạt gió, băng hệ thống giải nhiệt nước qua tháp giải nhiệt Cooling Tower, két nước tản nhiệt. Khi hệ thống giải nhiệt không hoạt động hiệu quả hoặc bị hư hỏng thì sẽ không thể tản nhiệt cho dầu thủy lực, khiến dầu thủy lực bị nóng lên nhanh chóng. Vì vậy cần kiểm tra thường xuyên hệ thống giải nhiệt dầu để khắc phục sớm nhằm hạn chế hư hỏng làm nhiệt độ dầu thủy lực cũng như các loại dầu nhớt khác bị nóng lên gây ra hiện tượng dầu bị lảo hóa và nhanh chuyển qua màu đen, và giảm tuổi thọ dầu nhanh chóng.
2.Áp suất hệ thống thủy lực không ổn định :
Áp suất của hệ thống phải luôn ở mức ổn định để đáp ứng yêu cầu vận hành an toàn của hệ thống thủy lực. Tuy nhiên, có một số yếu tố ảnh hưởng đến áp suất như:
Áp suất hệ thống thủy lực bị quá tải dẫn tới lưu lượng dầu trong máy không thể lưu thông, bị đè nén. Đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng dầu thủy lực bị nóng.
- Rò rỉ ở đường ống dẫn dầu.
- Không khí lọt vào dầu thủy lực.
- Bơm không kín hoặc bơm bị mài mòn.
- Các van đóng mỡ khống chuẩn làm lượng dầu truyền vào hệ thống ít, làm tăng áp suất bơm gây nóng dầu.
- Dầu thủy lực lâu không thay bị nhiều cặn bẩn gây tắc lọc làm giảm áp suất bơm và tằng bọt khí gây nóng.
- Cài đặt giá trị mở của van an toàn quá thấp.
- Thiết bị cơ cấu chấp hành bị ăn mòn, không kín.
Và tất nhiên là chúng ta cần kiểm tra bơm, lọc, van, các cơ cấu chấp hành ngay lập tức để phát hiện chi tiết bị ăn mòn, vị trí không kín để điều chỉnh và thay thế. Nếu ống dẫn dầu lỏng thì siết chặt hoặc nếu rò rỉ do hư hỏng thì cần vá hoặc thay mới ống dẫn, dầu sử dụng quá lâu cần thay dầu mới. Giá trị mở của van an toàn phải cao hơn áp làm việc trung bình của hệ thống để đảm bảo sự can thiệp của van là hợp lý, an toàn cho hệ thống.
3.Cơ cấu chấp hành chuyển động chậm hoặc thất thường
Chúng tôi tổng kết một số lý do mà cơ cấu chấp hành chuyển động thất thường, gây nên hiện tượng nóng dầu thủy lực chậm như:
- Tốc độ của bơm thấp, bơm bị hỏng.
- Van an toàn đóng mở cửa thất thường, van 1 chiều bị hỏng.
- Có khí lọt vào hệ thống.
- Dầu thủy lực có độ nhớt cao, lượng dầu trong bể quá thấp không đủ cung cấp.
- Bộ phận thông khí trong bể dầu bị bịt kín, tắc bởi chất bẩn.
- Có sự rò rỉ của van 1 chiều, cơ cấu chấp hành.
4.Trong thùng còn quá ít dầu
Trong thùng còn quá ít dầu sẽ khiến nhiệt độ của dầu thủy lực tăng nhanh hơn trong quá trình hoạt động và tăng lượng bọt khí bất thường trong máy. Tốt nhất bạn nên duy trì lượng dầu ổn định và luôn lớn hơn mức 1/3 tổng lượng dầu để đảm bảo máy móc có thể vận hành một cách tốt nhất.
5.Xuất hiện bọt khí trong dầu thủy lực
Bọt khí trong dầu thủy lực là sự cố mà khách hàng cần phải tránh. Dẫn đến tình trạng này thì có một số nguyên nhân như:
- Đường ống hút, dẫn dầu bị hở nên rò rỉ dầu từ bơm đến thùng chứa.
- Miệng của đường ống hồi dầu thủy lực cao hơn mức dầu.
- Ống hút dầu quá tải.
- Sử dụng sai loại dầu.
- Tắc lọc dầu
- Bồn dầu thủy lực quá ít dầu
Để có thể khắc phục tình trạng xuất hiện bọt khí trong dầu thủy lực thì khách hàng cần siết chặt khi lắp đường ống dầu. Nếu ống hư hỏng thì cần phải thay gấp. Điều chỉnh lại đường ống cũng như công suất làm việc. Dùng đúng loại dầu mà hệ thống cần. Vệ sinh sạch sẽ lọc dầu và đường ống, châm dầu cho đủ mức yêu cầu. Nếu đường ống nhỏ thì cần chọn lựa và thay thế đường ống có kích thước lớn hơn.
6. Dầu thủy lực bị nhiễm nước :
- Khi dầu thủy lực bị nhiễm nước sẻ làm giảm khả năng bôi trơn, làm hư hỏng bơm và van, làm tang khả năng rò rỉ, tăng nhiệt độ, gây lảo hóa xuống cấp dầu nhanh chóng nhất.
- Khi Dầu Thủy lực bắt đầu bị nhiễm nước, người tiêu dùng có thể nhận biết nhanh chóng nhờ vào màu sắc và độ đặc lỏng của dầu. Khi quan sát bằng mắt thường, các tiêu chí này được bộc lộ vô cùng rõ ràng.
- Màu sắc: Quan sát bằng mắt thường, người tiêu dùng hoàn toàn có thể nhận ra sự thay đổi màu sắc của dầu thủy lực. Dầu thủy lực nguyên chất thường có màu vàng trong suốt vô cùng bắt mắt. Khi nhiễm nước, dầu sẽ chuyển từ màu vàng sang màu trắng sữa và đục. Các vân trắng trong dầu là kết quả của quá trình nhũ tương hóa.
- Độ nhớt: Dầu Thủy lực càng tinh khiết thì chỉ số độ nhớt kỹ thuật càng gần với tiêu chuẩn sản xuất. Biểu hiện cụ thể của độ nhớt trong Dầu Thủy lực là kết cấu đặc của dầu. Cụ thể, các loại dầu ISO VG 32, 46 và 68 thường có độ đặc tăng dần thể hiện kết cấu dầu nhớt chặt chẽ hơn. Do đó, nếu dầu nhớt loãng hơn so với bình thường và xuất hiện các đốm trắng có nghĩa là dầu đã bị nhiễm nước.
Tham khảo bài : Những nguyên nhân dầu thủy lực bị nhiễm nước
7.Van xả dầu thủy lực bị tắc
Trong quá trình làm việc, dầu sẽ có chất cáu cặn. Đó có thể là bụi bẩn ở ngoài xâm nhập vào hệ thống hoặc cũng có thể là sản phẩm của quá trình oxi hóa, ăn mòn.
Nếu van xả dầu bị tắc do bụi bẩn, cặn bám thì khách hàng chỉ cần tìm cặn bẩn rồi tháo rời van khỏi hệ thống và thực hiện vệ sinh, làm sạch.
Và đó cũng là dấu hiệu thông báo cho người điều khiển biết là hệ thống đang sử dụng dầu bẩn, kém chất lượng nên việc chọn loại dầu chống mài mòn, chống oxi hóa tốt là điều cần thiết.
8.Rò rỉ hệ thống
Khi rò rỉ hệ thống thì ngay lập tức cần dừng hoạt động và kiểm tra tổng thể. Bên cạnh những rò rỉ lớn của hệ thống mở thì có sự rò rỉ xảy ra trong ống kín, hệ thống khép kín.
Quý khách có thể dễ dàng phát hiện sự cố này hơn khi chỉ cần lắp đặt một số thiết bị đo áp suất tại các mạch dẫn, đường xả dầu gần bơm. Nếu có sự thay đổi áp suất hạ thì điểm rò rỉ sẽ nằm giữa điểm đó và điểm trước đó đã kiểm tra.
8.Bơm bị gãy, mòn, tắc nghẽn
Nếu bơm kém chất lượng hoặc bơm quá tải liên tục thì có một điều chắc chắn sẽ xảy ra đó là bơm bị gãy, bị tắc nghẽn và ăn mòn các chi tiết.
Cách kiểm tra khá đơn giản, sử dụng áp kế và khóa hệ thống hoàn toàn ngoại trừ van xả dầu. Nếu chúng ta thấy van xả dầu hoạt động bình thường và áp suất không thay đổi đáng kể thì mới kiểm tra hư hỏng cơ học trong bơm. Những trục ty hay bánh răng, cánh gạt bị ăn mòn, gãy hư hỏng thì cần phải tháo và mua mới để thay thế.
10.Bơm gây tiếng ồn lớn
Có nhiều hệ thống thủy lực khi làm việc rất ồn. Tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe của người vận hành hoặc làm việc xung quanh. Nguyên nhân của tình trạng trên có thể là do:
- Đường ống hút dầu bị lỏng hoặc đã hư hỏng.
- Bơm thủy lực bị hỏng.
- Vận tốc quay của bơm quá cao.
- Bộ lọc trên đường dầu vào bị bẩn.
- Độ nhớt của dầu quá cao, không phù hợp.
- Trục bơm và trục động cơ dẫn động ở vị trí không thẳng hàng với nhau.
- Không khi lọt vào cửa hút dầu của bơm.
- Van an toàn đóng mở không ổn định.
Vậy khắc phục tình trạng trên như thế nào?
- Đối với bơm: Chúng ta phải kiểm tra thông số làm việc của motor và bơm. Nếu bơm bị mòn thì cần phải sửa chữa, thay thế gấp. Chú ý cách lắp sao cho bơm, motor đồng trục, đồng tâm.
- Đối với dầu thủy lực: Kiểm tra mức dầu của hệ thống, nếu thiếu dầu thì cần phải thêm dầu. Độ nhớt quá cao sẽ hình thành lỗ trống vì thế cần thay dầu có độ nhớt phù hợp.
- Vệ sinh ống hút dầu, cửa hút dầu và lọc dầu.
- Kiểm tra van an toàn, nếu hỏng thì thay mới van.
11.Xi lanh thủy lực không hoạt động
Một số lý đó khiến xi lanh thủy lực không hoạt động như:
- Van phân phối thủy lực bị hỏng và kiểm tra xem nguồn điện cấp đúng áp chưa, kiểm tra coil và dây điện kết nối.
- Hệ thống bị lỗi do cách lắp đặt van 1 chiều, đường ống, van dầu không đúng. Nếu lắp van 1 chiều ngược thì đổi chiều lắp, điều chỉnh van, đường ống dầu sao cho phù hợp.
- Đường ống có sự cố. Người vận hành cần kiểm tra xem ống có bị gấp hoặc xoắn, lõm và xem xét mối nối.
- Tải trọng làm việc của xi lanh quá lớn thì buộc con người phải tính toán lại, đảm bảo đường kính piston phù hợp với khối lượng, tải trọng của công việc.
- Xy lanh bị hỏng có thể do ty xước, ty bị cong vênh, ống bị trầy, phốt hỏng hoặc ăn mòn thì dẫn đến sự rò rỉ dầu qua piston và chấp hành không hoạt động.
12.Hỏng bơm thủy lực
Một nguyên nhân nữa khiến khiến dầu thủy lực bị nóng là do bơm thủy lực.
Bơm thủy lực có chức năng cung cấp dầu thủy lực. Khi bơm gặp trục trặn hoặc chạy liên tục mà không được thay thế khiến lượng dầu hoạt động mà không được làm nguội và không có độ ma sát liên lục làm nhiệt độ tăng khiến dầu thủy lực bị nóng.
Hoặc bơm thủy lực chạy liên tục, khiến cho toàn bộ lượng dầu cung cấp cho máy sẽ phải luân hồi trong vòng khép kín và không có thời gian dừng lại để làm nguội. Vì vậy mà cũng sẽ khiến nhiệt độ của dầu ngày càng tăng cao. Hầu hết trường hợp bơm thủy lực bị hỏng đều là do sự ma sát tăng nhiệt độ
13.Dầu thủy lực kém chất lượng
Thông thường, việc sử dụng dầu thủy lực kém chất lượng, dầu thủy lực tái chế, dầu thủy lực nhái các thương hiệp nỗi tiếng dẫn đến khả năng bôi trơn kém đi. Sẽ khiến cho bề mặt kim loại bị nóng lên và truyền nhiệt ngược lại khiến dầu thủy lực tăng lên rõ rệt.
Đặc biệt, các tinh thể dầu không đồng đều về kích thước và cấu trúc nên dầu thủy lực thường dễ bị nóng hơn các dầu tiêu chuẩn khác. Trong quá trình hoạt động sẽ gây mài mòn và sinh nhiệt nhiều hơn. Ngoài ra, dầu kém chất lượng không chỉ làm cho dầu bị nóng lên mà còn làm hư hại nghiêm trọng đến các linh kiện của máy móc.
14.Các phòng tránh dầu thủy lực bị nóng :
- Đối với các hệ thống thủy lực khi nhiệt độ tăng lên đến 60 độ C thì ta có lý do phải lo lắng. Cứ mỗi 10 độ C tăng thêm thì tuổi thọ của dầu thủy lực sẽ bị giảm đi một nửa. Các hệ thống hoạt động ở nhiệt độ cao có thể tạo ra bùn và véc-ni, dẫn đến sự tắc nghẽn của các van.
- Máy bơm và động cơ thủy lực nếu phải hoạt động trong điều kiện nhiệt độ cao sẽ hoạt động ở tốc độ chậm hơn bình thường. Trong một số trường hợp, nhiệt độ dầu lên cao sẽ làm lãng phí điện năng bằng cách làm cho động cơ truyền động bơm cần thêm dòng điện để vận hành hệ thống.
- Ngoài ra vòng O-ring cũng sẽ bị cứng ở nhiệt độ cao, dẫn đến rò rỉ dầu nhiều hơn trong hệ thống. Vì vậy, khi thấy nhiệt độ của dầu lên cao hơn 60 độ C ta phải lập tức kiểm tra để tìm ra nguyên nhân nếu không muốn phải giải quyết hậu quả.
- Các biện pháp phong ngừa sự cố quá nhiệt thường đặt lên hàng đầu, thay vì đợi sự cố xảy ra thì chúng ta cần tìm kiếm các nguyên nhân gây ra hiện tượng dầu bị nóng và tìm cách khắc phục, bảo trì máy và hệ thống định kỳ.
- Nên chọn dầu thủy lực chất lượng, có thương hiệu và sử dụng dầu thủy lực sản xuất từ dầu gốc nhóm 2, để tăng tính giải nhiệt, chống ô xy hóa cao, chống mài mòn và gỉ sét tốt, có thời gian thay dầu lâu hơn, tiết kiệm chi phí bão dưỡng máy.
- Thường xuyên kiễm tra tình trạng dầu, để nắm tình trạng thiếu hụt dầu để bổ sung, dầu bị nhiễm bẩn cần lọc và thay dầu mới ngay.
- Dầu thủy lực có tuổi thọ giao động từ 5000 – 6000 Giờ vận hành, nên thay dầu đúng định kỳ để bảo vệ bơm và hệ thống thủy lực.
- Bảo trì thương xuyên : đối với máy công trình, máy công nghiệp, các thiết bị nâng hạ…việc bảo trì bảo dưỡng định kỳ thường xuyên là vô cùng cần thiết, nhằm phát hiện các bất thường của linh kiện, thiết bị để sửa chữa hoặc thay thế sớm để giảm thiệt hại và tăng chi phí sữa chữa và giảm rủi ro sự cố trong quá trình vận hành.
- Thường xuyên kiểm tra và thay thế các linh kiện, phụ kiện bên trong và bên ngoài máy thủy lực gồm: ống thủy lực, van xả dầu, bơm…
- Các phốt chắn dầu cũng có tuổi thọ nhất định, nên phải được thay thê thường xuyên để tránh dầu bị nhiễm bẫn và nước.
Địa chỉ bán dầu nhớt chính hãng :
-
-
- Cung cấp dầu nhớt chính hãng, giấy đầy đủ COA, CO, CQ từ nhà sản xuất.
- Đầy đủ hàng dầu mỡ của : SHL, Tectyl, Shell, Castrol, AP OIL, Mobil, Idemitsu, Total, Motul…
- Được tư vấn và hỗ trợ, khảo sát miễn phí.
- Giao hàng nhanh nhất trong ngày, đơn hàng gấp trả lời trong vòng 1 tiếng.
- Được thử nghiệm miễn phí mẫu khi có yêu cầu.
- Cung cấp số lượng không giới hạn
- Thanh toán linh hoạt và bảo mật.
-
Với đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn và tận tâm với nghề, Công ty TNHH TM DV Kỹ Thuật Thái Anh Tài đã và đang là địa chỉ uy tín cho các nhà máy, doanh nghiệp tin cậy và gửi gắm chăm sóc máy móc của mình trên toàn quốc. Không chỉ nhận được sự tin yêu của khách hàng, mà công ty chúng tôi còn nhận được sự tín nhiệm của các doanh nghiệp, các cơ sở bán buôn bán lẻ và các doanh nghiệp trên toàn quốc. Công ty Thái Anh Tài là địa chỉ cung cấp dầu nhớt công nghiệp, dầu nhớt động cơ, mỡ bôi trơn chịu nhiết chuyên nghiệp nhất.
Liên hệ với chúng tôi ngay để được hỗ trợ trực tiếp!!!
CÔNG TY TNHH TMDV KỸ THUẬT THÁI ANH TÀI
Đ/C : 1418/11 Lê Hồng Phong, Phường Phú Thọ, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương
Chi Nhánh Mền Bắc: KCN Dệt May , Phố Mới, Hứng Yên
ĐT: 02743.899.588 – 0985.173.317 Ms Hương – 0908.131.884 Mr Quyền
Email: Thaianhtaicoltd@gmail.com
Web: Daunhotthaianhtai.com